Trong nhiều năm qua, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường sinh thái, nhiều bệnh nguy hiểm có nguy cơ lây lan sang người. Để đảm bảo chăn nuôi hiệu quả, bền vững, người chăn nuôi có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cho đàn gia súc, gia cầm; trong đó tiêm phòng vắc xin trở thành quy định bắt buộc. Trường hợp người chăn nuôi không chấp hành, sẽ bị áp dụng các quy định để xử phạt.
1. Tại mục 1 phụ lục VII kèm theo văn bản hợp nhất 01/VBHN-BNNPTNT ngày16/11/2021 của Bộ NN&PTNT về thông tư quy định về phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn, quy định “Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin cho động vật nuôi, gồm: - Bệnh ở trâu bò: Lở mồm long móng, Nhiệt thán, Tụ huyết trùng, Viêm da nổi cục .- Bệnh ở lợn: Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, Dịch tả lợn. - Bệnh ở dê, cừu: Lở mồm long móng, Nhiệt thán. - Bệnh ở gà, chim cút: Cúm gia cầm (thể độc lực cao), Niu cát xơn- Bệnh ở vịt, ngan: Cúm gia cầm (thể độc lực cao), Dịch tả vịt;- Bệnh ở chó, mèo: Dại động vật.2. Tại khoản 1, 2, 5, 6 thuộc điều 7, Nghị định 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, như sau: - Khoản 1. “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật”- Khoản 2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;b) Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.- Khoản 5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận tiêm phòng cho động vật. - Khoản 6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành việc lấy mẫu giám sát định kỳ đối với một số bệnh truyền lây giữa động vật và người; gia súc giống, gia cầm giống và bò sữa theo quy định.3. Tại điều 2, Quyết định 22/2012/QĐ-UBND ngày 18/5/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh quy định “các chủ chăn nuôi gia súc gia cầm không thực hiện tiêm phòng nhưng bị dịch buộc tiêu hủy thì không được ngân sách nhà nước hỗ trợ”.4. Theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thú y và nhà sản xuất vắc xin thì vắc xin tiêm phòng định kỳ dùng để phòng bệnh cho gia súc, gia cầm khỏe mạnh, cụ thể theo từng loại vắc xin như sau:- Vắc xin Lở mồm long móng trâu, bò: Được tiêm phòng lúc 1 tháng tuổi và tiêm nhắc lại sau 6 tháng.- Vắc xin tụ huyết trùng trâu bò: tiêm cho trâu bò, bê, nghé từ 6 tháng tuổi trở lên. - Vắc xin viêm da nổi cục: Tiêm phòng cho trâu, bò, bê, nghé khỏe mạnh từ 02 tháng tuổi trở lên, an toàn cho gia súc mang thai (tất cả các giai đoạn của thai kỳ), liều lượng 2ml/con. - Vắc xin Tu huyết trùng lợn: Tiêm cho lợn từ 3 tuần tuổi trở lên, với liều 2ml/con. Nên tiêm nhắc lại sau 3 tuần.- Vắc xin Dịch tả lợn: tiêm cho các loại lợn từ 3 tuần tuổi trở lên; Riêng lợn nái, tốt nhất tiêm trước khi phối 2 tuần và trước khi đẻ 1 tháng. - Vắc xin Dại động vật: tiêm cho chó, mèo: Mũi tiêm đầu tiên tiêm cho chó, mèo 3 tháng tuổi, liều lượng 1ml/con; Sau đó cứ mỗi năm tiêm phòng nhắc lại 1 lần.- Vắc xin cúm gia cầm: tiêm cho gia cầm từ 14 ngày tuổi trở lên. Với những quy định nêu trên, từ ngày 31/3 đến ngày 01/4/2023 Ủy ban nhân dân xã Cẩm Thành tổ chức tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm; yêu cầu các hộ chăn nuôi chủ động nhốt giữ động vật và chấp hành tiêm vắc xin cho động vật nuôi theo quy định./.