Chuyển đổi số là cụm từ được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây và được coi như một xu hướng tất yếu trong thời kỳ cách mạng số 4.0. Chuyển đổi số hiểu một cách đơn giản là chuyển đổi về tư duy, nhận thức, sau đó dần chuyển đổi cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.

Chuyển đổi số - lợi ích cho toàn dân
Chuyển đổi số là cụm từ được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây và được coi như một xu hướng tất yếu trong thời kỳ cách mạng số 4.0. Chuyển đổi số hiểu một cách đơn giản là chuyển đổi về tư duy, nhận thức, sau đó dần chuyển đổi cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.
 

1. Khái niệm cơ bản của Chuyển đổi số

Chuyển đổi số có rất nhiều khái niệm, tuy nhiên tổng quan và  dễ hiểu nhất đó là:

Chuyển đổi số là  quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên công nghệ số (Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, Dữ liệu lớn, Điện toán đám mây, ...).

Trí tuệ nhân tạo - AI (được ví như hệ thần kinh của con người): trí tuệ của máy móc do con người tạo nên, có thể tư duy và học hỏi như con người.

Internet vạn vật - IoT (được ví như các giác quan của con người): Mạng lưới kết nối vạn vật (máy tính, máy móc, vật thể, cảm biến…) với nhau để trao đổi, giao tiếp, chia sẻ dữ liệu.

Dữ liệu lớn - Big Data (được ví như bộ não của con người): tập hợp dữ liệu lớn và phức tạp mà những công cụ, ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không thể thu thập, quản lý và xử lý trong một khoảng thời gian hợp lý.

Điện toán đám mây - Cloud Comuting (được ví như cơ bắp của con người): công nghệ cho phép năng lực tính toán nằm ở các máy chủ ảo (đám mây) trên Internet thay vì trong máy tính gia đình và văn phòng (trên mặt đất) để mọi người kết nối và sử dụng khi cần.

2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của Chuyển đổi số:

Đối với toàn cầu: tạo ra một thế giới ngày càng phẳng, mọi thành phần đều có thể tham gia vào một mạng lưới khổng lồ, tiếp cận và sử dụng những tri thức để cùng hợp tác xử lý những vấn đề với tầm cao hơn quốc gia như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, cải thiện môi trường …

Chuyển đổi số tạo ra một thế giới ngày càng phẳng

Tầm quốc gia: Chuyển đổi số không chỉ là một xu thế về công nghệ trên toàn cầu mà còn tác động vô cùng sâu rộng trên các lĩnh vực của nền kinh tế - chính trị - xã hội; quyết định xem một quốc gia có theo kịp bước tiến của toàn cầu thậm chí những quốc gia phát triển sau có thể đi tắt đón đầu phá bỏ khoảng cách, tạo đột phá hay không; chuyển đổi số sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến vị thế của quốc gia trên thế giới trong thời kỳ mới.

Chính phủ: tạo dựng được niềm tin, nhờ năng lực quản lý và tạo ra tính minh bạch trong suốt của hệ thống điều hành.

Xã hội: người dân được phục vụ những lợi ích của công nghệ giúp tăng chất lượng cuộc sống, dễ dàng gia nhập mạng lưới toàn cầu, tiếp cận các cơ hội phát triển bản thân, dễ dàng tiếp thu tri thức mới vốn rất sẵn có và phong phú và sẽ làm thay đổi phong cách sống, thích nghi với điều kiện mới. Các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục… được nâng cấp và đáp ứng tốt trong môi trường xã hội đan có những biến động thay đổi rất lớn.

Kinh tế: chuyển đổi số sẽ giúp tăng tốc độ thị trường, tăng vị trí cạnh tranh thúc đẩy tăng trưởng doanh thu tăng năng suất nhân viên.

3. Nội dung của chuyển đổi số

Chuyển đổi số là xu thế mới, tất yếu của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng để phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Chuyển đổi số là tạo ra sự thay đổi, chấp nhận cái mới, tạo cho cái mới một không gian phát triển. Và do vậy, triển khai Chuyển đổi số cần có sự thống nhất về mặt chủ trương từ Trung ương tới địa phương. Để việc triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia được đồng bộ, hiệu quả trên quy mô toàn quốc, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn Khung Chương trình Chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó tập trung vào 06 nội dung chính, bao gồm:(1) Nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số; (2) Người dân là trung tâm của Chuyển đổi số; (3) Thể chế và công nghệ là động lực của Chuyển đổi số; (4) Phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi; (5) Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là yếu tố then chốt để Chuyển đổi số; (6) Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi.

Chuyển đổi số không phải đơn thuần thay đổi cách thực hiện công việc từ thủ công truyền thống (ghi chép trong sổ sách, họp trực tiếp...) sang vận dụng công nghệ để giảm thiểu sức người. Trên thực tế, Chuyển đổi số đóng vai trò thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa cơ quan...

“Chuyển đổi số” (Digital Transformation) có thể dễ bị nhầm lẫn với khái niệm “Số hóa” (Digitizing). Để phân biệt hai khái niệm này, có thể hiểu rằng: Số hóa là ứng dụng công nghệ thông tin để tối ưu hóa quy trình đã có, theo mô hình hoạt động đã có, để cung cấp dịch vụ đã có; hay nói cách khác là quá trình đưa các thông tin lưu trữ ở dạng vật lý như văn bản giấy, đĩa CD, ổ cứng... lên các hệ thống lưu trữ trên mạng internet, nhờ đó, người ta có thể dễ dàng tìm kiếm dữ liệu để phục vụ cho công việc hằng ngày hơn. Còn Chuyển đổi số là thay đổi quy trình mới, thay đổi mô hình hoạt động mới để cung cấp dịch vụ mới hoặc cung cấp dịch vụ đã có theo cách mới. Đó là quá trình thay đổi về tư duy và mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kỹ thuật số, ứng dụng công nghệ thông tin vào vận hành.

Đối với Nhà nước, Chuyển đổi số là dùng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi trải nghiệm người dùng với các dịch vụ do Nhà nước cung cấp, thay đổi quy trình nghiệp vụ, thay đổi mô hình và phương thức hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước. Ví dụ: một cán bộ Nhà nước xử lý công việc trên giấy tờ và trao đổi trực tiếp theo phương thức truyền thống. Khi ứng dụng công nghệ thông tin, cán bộ sử dụng máy tính soạn thảo văn bản, in truyền ký và trao đổi trực tiếp. Khi Chuyển đổi số, cán bộ sử dụng công nghệ để soạn thảo trực tuyến, chỉnh sửa trực tuyến, ký trực tuyến, trao đổi trực tuyến trên môi trường sử dụng các công nghệ số.

4. Tác động của chuyển đổi số

Chính phủ: Chuyển đổi số sẽ giúp Chính phủ ngày càng cải thiện chất lượng công việc của cán bộ, công chức, viên chức, cải thiện dịch vụ công, giúp giảm ách tắc và phục vụ nhu cầu của người dân hiệu quả hơn.

Chuyển đổi số phục vụ nhu cầu của người dân hiệu quả hơn

Doanh nghiệp: Chuyển đổi số thực sự mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp: từ điều hành quản lý đến nghiên cứu, kinh doanh… Những lợi ích dễ nhận biết nhất của Chuyển đổi số đối với doanh nghiệp đó là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên... 

Người dân: Chuyển đổi số làm thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và giao dịch với nhau. Các mô hình chuyển đổi số cũng đang tạo ra những dịch vụ có ích cho người dân và tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi của xã hội.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
PHÁT THANH CẨM XUYÊN
Thống kê: 112.834
Trong năm: 11.695
Trong tháng: 9.999
Trong tuần: 6.760
Trong ngày: 737
Online: 19