Chiều ngày 10/12/2024 Ủy ban nhân dân xã Cẩm Thành tổ chức hội nghị triển khai đề án sản xuất vụ Xuân năm 2025. Vụ Xuân là vụ sản xuất quan trọng nhất trong năm cần tập trung chỉ đạo quyết liệt và phát huy sức mạnh cả hệ thống chính trị, đẩy mạnh sản xuất toàn diện trên tất cả các đối tượng cây trồng, phấn đấu đạt vượt diện tích, năng suất, sản lượng đề ra. Lấy giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác và giá trị thu nhập trên hộ nông dân trong năm làm tư tưởng chỉ đạo. Tập trung thực hiện kế hoạch tập trung, tích tụ, chuyển đổi ruộng đất lần 3, hình thành các cánh đồng lớn, sản xuất hàng hóa thực sự hiệu quả.

Với mục tiêu cụ thể:

Về Lúa: Diện tích sản xuất lúa 567,8 ha, năng suất 61,5 tạ/ha, tổng sản lượng 3.491,97 tấn = 51,2%.

Cây trồng cạn:  Rau các loại: Diện tích 65 ha, năng suất: 60,5 tạ/ha, sản lượng 3.932,5 tấn, tăng  10,2% so với vụ xuân 2024. Thường xuyên quan tâm chỉ đạo phát triển kinh tế vườn, đặc biệt là tập trung cải tạo chỉnh trang vườn hộ trồng rau màu, cây ăn quả, xây dựng các mô hình vườn mẫu để làm cơ sở nhân ra diện rộng.

Về chăn nuôi:  Tổng đàn trâu, bò 494 con, tăng 25% so với năm 2024. Tổng đàn lợn 935 con, tăng 31% so với năm 2024. Tổng đàn gia cầm 9.246, tăng 24,9 % so với năm 2024. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh, hiệu quả và bền vững. Phấn đấu không để dịch bệnh bùng phát và gây hại trên đàn vật nuôi. Phát hiện sớm, xử lý kịp thời trong diện hẹp các ổ dịch nhỏ, cục bộ.

Xây dựng các mô hình: Sản xuất các giống lúa mới hổ trợ theo chính sách phát triển đất trồng lúa tại các thôn An Việt, Nam Bắc Thành, Thôn Kênh, Tân Vĩnh Cần, Hưng Mỹ, Đông Nam Lộ, Đồng Bàu, Đông Mỹ, Trung Nam với  diện tích khoảng 150ha;

Một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu:

Cơ cấu giống:

Giống lúa: Sử dụng phẩm cấp giống xác nhận 1 trở lên; không cơ cấu 01 giống quá 30% diện tích gieo cấy.

- Các giống đại trà sản xuất nhiều năm, ổn định về năng suất dùng để làm hàng hóa, chế biến: Nếp 98, Khang dân, Xuân mai 12.

- Nhóm giống có năng suất cao, chất lượng: VNR20, BT09, Hana số 7, Bắc Thịnh, ADI 168, Hà Phát 3.

- Nhóm giống đặc thù: sản xuất tập trung liên kết với doanh nghiệp (sản xuất đặt hàng với doanh nghiệp): BQ, ST25, DT39.

Giống cây trồng cạn:

- Giống rau củ quả: rau cải, xà lách, bí xanh, cà chua, dưa chuột, đậu đỗ, rau gia vị,...

Lịch thời vụ:

Cây lúa: 

Năm 2025, tiết Tiểu Hàn từ ngày 5/01/2025 (6/12/2024 âm lịch), tiết Đại Hàn từ ngày 20/01/2025 (21/12/2024 âm lịch) là thời điểm dự báo có tần suất rét cao nhất trong năm cơ bản trùng với lịch xuống giống tập trung các trà lúa Xuân nên cần chủ động các giải pháp chống rét; tiết Cốc Vũ bắt đầu từ 20/4/2025 (23/3/2025 Âm lịch), tiết Lập Hạ bắt đầu từ 05/5/2025 (08/4/2025 Âm lịch).

Tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh khung lịch thời vụ của tỉnh. Trong cùng một trà lúa, giống có thời gian sinh trưởng dài hơn bố trí đầu khung lịch, giống có thời gian sinh trưởng ngắn hơn bố trí giữa và cuối khung lịch.

(Chi tiết từng trà, từng giống có phụ biểu kèm theo)

TT

Cơ cấu giống

Thời gian sinh trưởng (ngày)

Thời gian đổ giống vào nước ngâm

Dương lịch

Âm lịch

Trà 1

N98

 130-135

10-15/01/2025

11-16/12/2024

 

Trà 2

Khang dân 18, Khang dân đột biến, VNR20, Bắc Thịnh, BQ, Hana số 7, ADI168, DT39, Hà Phát 3.

120 - 125

20-25/01/2025

21-26/12/2024

 

Trà 3

Xuân Mai 12, BT09

110 - 115

01-05/02/2025

04-08/01/2025

 

                 

Cây trồng cạn:

- Cây lạc: Tranh thủ đất đủ ẩm, trời ấm để xuống giống xung quanh tiết Lập Xuân và phấn đấu gieo trỉa kết thúc trong tháng 02/2025.

- Cây ngô: Đối với ngô sinh khối bố trí linh hoạt thời vụ để tạo nguồn thức ăn xanh phục vụ chăn nuôi; ngô lấy hạt thời vụ gieo trỉa kết thúc trước 20/2/2025.

- Cây đậu: Trồng thuần hoặc trồng xen lạc, thời vụ sau 25/2 - kết thúc trước 10/3/2025.

 - Rau các loại: Tranh thủ tối đa thời tiết thuận lợi để triển khai gieo trồng, khuyến khích trồng xen, luân canh, gối vụ để tăng hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích.  

Kỹ thuật sản xuất.

Đối với cây lúa:

- Chấp hành sản xuất đúng lịch thời vụ (trà nào cơ cấu đúng bộ giống đó) của tỉnh, tuân thủ cơ cấu giống của huyện và đảm bảo quy trình sản xuất (đối với nhóm giống lúa lai lượng giống gieo 2,0-2,5 kg/sào, nhóm giống lúa thuần chất lượng cao đẻ nhánh khá lượng giống gieo phù hợp 3,0-3,5 kg/sào, nhóm lúa thuần truyền thống đẻ nhánh trung gieo từ 3,5-4,0 kg/sào).

- Gieo mạ dự phòng góc ruộng có che phủ nilon theo đúng quy trình kỹ thuật để dắm tỉa, dự phòng khi rét đậm, rét hại hoặc ngập úng cục bộ gây chết lúa.

- Bón phân cân đối: phân chuồng 300-400 kg/sào hoặc bón phân hữu cơ vi sinh 30-35 kg/sào, vôi từ 25-30 kg/sào, bón toàn bộ trước khi cày lật đất. Bón lót các loại phân NPK hàm lượng lân cao như (phân NPK Nghệ An, phân NPK Việt Nhật, phân NPK Phú Mỹ...) sau khi trang ruộng lần cuối và tăng cường bón phân lân nung chảy để giảm độ chua của đất.

- Áp dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật canh tác: 3 giảm 3 tăng, canh tác lúa cải tiến SRI và hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); sản xuất theo hướng hữu cơ. Điều tiết nước tưới hợp lý theo từng giai đoạn sinh trưởng của lúa.

- Phòng trừ sâu bệnh: Phát động phong trào toàn dân ra quân diệt chuột đầu vụ để đảm bảo an toàn cho sản xuất lúa.

Cây trồng cạn

- Rau củ quả:

 Tập trung chỉ đạo sản xuất tạo sản phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giám sát việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV; ứng dụng các tiến bộ khoa học như trồng rau trong nhà lưới, tưới công nghệ cao, xen canh, gối vụ để tăng giá trị sản xuất.

- Cây trồng cạn khác:

 Đa dạng hoá các loại cây trồng trong đó tập trung vào cây trồng có giá trị kinh tế cao và khai thác lợi thế của từng vùng sinh thái, trong đó ưu tiên sản xuất như: đậu, vừng, dược liệu, khoai lang chất lượng cao.

- Cây ăn quả:

Chăm sóc cây ăn quả có múi trong vụ Xuân 2025: Tuyên truyền, hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, bón phân, tạo tán, phòng trừ các đối tượng dịch bệnh, xây dựng hệ thống tưới hiệu quả (theo các quy trình đã được hướng dẫn, tập huấn).

Cải tạo đất.

Phát động phong trào ra quân toàn dân làm thủy lợi nội đồng, đắp bờ vùng, bờ thửa, cày lật đất làm ải, vệ sinh đồng ruộng, chủ động triển khai các biện pháp giữ nước trên mặt ruộng; triển khai càng sớm càng tốt, hoàn thành trong năm 2025.

Giải pháp thủy lợi trong vụ Xuân 2025.

Tổ chức nạo vét kênh mương, khơi thông các hệ thống kênh tưới, kênh dẫn đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành các công trình thủy lợi, nhất là hệ thống kênh mương nội đồng,… để đảm bảo kịp thời phục vụ cho cho sản xuất vụ Xuân 2025, hoàn thành trước ngày 30 tháng 12 năm 2024.

Công tác quản lý nhà nước về giống, vât tư nông nghiệp.

- Phối hợp với Đoàn kiểm của huyện tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ sở kinh doanh giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư, phân bón,...kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm theo quy định hiện hành, cụ thể:

+ Về giống cây trồng: Chỉ sử dụng các giống có trong cơ cấu sản xuất vụ Xuân 2025 của Ủy ban nhân dân huyện.

+ Về phân bón: Phối hợp phòng, ngành chuyên môn cấp huyện để tăng cường lấy mẫu và công tác quản lý chất lượng các loại phân bón.

+ Về thuốc BTVT: trong đó phối hợp cơ quan liên ngành tập trung kiểm tra việc lưu hành, buôn bán các loại thuốc bảo vệ thực vật cấm.

 Chính sách:

- Thực hiện chính sách đất trồng lúa theo: Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 của Chính phủ về quy định chi tiết đất trồng lúa. Trong đó quan tâm công tác kiểm tra, đánh giá bổ cứu kịp thời để nâng cao tỷ lệ giải ngân và phát huy hiệu quả nguồn vốn bảo vệ phát triển đất trồng lúa, đặc biệt là phần kinh phí hỗ trợ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất.

- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách của tỉnh ban hành về khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn như: Nghị quyết số 51/2021/NQ-HĐND ngày 16/12/2021, số 125/2024/NQ-HĐND ngày 18/7/2024 của HĐND tỉnh…

Một số hình ảnh tại hội nghị

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH CẨM XUYÊN
    Thống kê: 140.499
    Trong năm: 39.164
    Trong tháng: 30.147
    Trong tuần: 7.016
    Trong ngày: 1.173
    Online: 17